HƠN 60% DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN MUỐN MỞ RỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

HƠN 60% DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN MUỐN MỞ RỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

HƠN 60% DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN MUỐN MỞ RỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Báo cáo thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố ngày 23/2 tại Hà Nội cho thấy, 63,9% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm 2016.

9999

Có hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam- điểm dừng chân hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật

Báo cáo này được JETRO công bố dựa trên kết quả khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương trong năm 2015.

Phát biểu tại buổi công bố kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương trong năm 2015 vào ngày 23/2 tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada, Trưởng Đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội cho biết, trong số 557 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam tham gia khảo sát, có 58,8% doanh nghiệp làm ăn có lãi, giảm 3,5% so với năm trước.

Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều số doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc (38,1%), Thái Lan (49%), Malaysia (44,6%), Indonesia (51,9%)…

Bên cạnh đó, có 32,4% doanh nghiệp Nhật Bản duy trì hoạt động sản xuất như hiện tại, 1,3% doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, 0,2% doanh nghiệp dịch chuyển, di dời hoạt động kinh doanh từ Việt Nam sang các quốc gia và khu vực khác.

Mặc dù vậy, hơn 60% doanh nghiệp khẳng định vẫn tiếp tục có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng. Lý do chính để mở rộng kinh doanh được 85% doanh nghiệp cho rằng để tăng doanh thu.

Nhận định về xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới, ông Atsusuke Kawada cho biết, với xu hướng già hóa dân số tại Nhật Bản hiện nay sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư vào những năm tới. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng thay đổi theo hướng giảm các dự án quy mô lớn, nhưng các dự án có quy mô vừa và nhỏ sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng, tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng doanh thu. Có 85% doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng sẽ tăng doanh thu, 50% doanh nghiệp khảo sát tin tưởng khả năng tăng trưởng và tiềm năng phát triển khi mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát của JETRO được tiến hành tại 1027 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 557 doanh nghiệp đưa ra câu trả lời hợp lệ, đạt tỷ lệ 54,2%. Trong đó có 364 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và 193 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phi chế tạo – dịch vụ tại Việt Nam.

Cuộc khảo sát này cũng được JETRO tiến hành hàng năm tại 20 quốc gia trong khu vực. Khảo sát này cũng cho thấy, số doanh nghiệp trả lời hoạt động có lãi tại Việt Nam là 58,8%, giảm 3,5%; số doanh nghiệp hoạt động lỗ là 26,2%, tăng 1,3% so năm trước. Nếu xét riêng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thì tỷ lệ hoạt động có lãi chỉ dừng lại ở 56%.

Cần giải quyết các rào cản gây khó cho nhà đầu tư

Đánh giá về lợi thế môi trường đầu tư, trong số 15 quốc gia cùng tham gia khảo sát, Việt Nam đứng thứ 3 về lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, chi phí nhân công trong ngành công nghiệp chế tạo chưa bằng một nửa Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Hơn một nửa doanh nghiệp đánh giá cao về tình hình chính trị – xã hội ổn định, quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng.

Tuy nhiên, khi đánh giá mức độ rủi ro đầu tư tại Việt Nam, có tới 63,3% doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho rằng, rủi ro lớn nhất là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, có 61,1% cho rằng thủ tục hành chính, cấp phép… phức tạp; 53,9% doanh nghiệp cho rằng cơ chế thủ tục thuế phức tạp.

Bên cạnh những thuận lợi từ môi trường kinh doanh trong nước, ông Atsusuke Kawada cho hay, các doanh nghiệp Nhật Bản đều đặt nhiều kỳ vọng vào việc Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) đã được thành lập và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

Theo đó, đối với AEC, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam kỳ vọng lớn nhất vào việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, với hơn 64% doanh nghiệp. Tiếp đó, các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu, chính sách thuế, việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ.

Đối với TPP, 66% doanh nghiệp kỳ vọng về thuận lợi hóa trong thương mại và thuế quan, tiếp đó là việc tiếp cận thị trường hàng hóa và quy tắc nguồn gốc xuất xứ

Theo báo cáo của JETRO, trong năm 2015, Nhật Bản là quốc gia đứng 3 về tổng số vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam (1,842 tỷ USD) và đứng thứ 2 về số dự án đầu tư (456 dự án). Tuy nhiên, đầu tư từ Nhật Bản dù duy trì số lượng dự án nhiều nhưng lại giảm ở nguồn vốn, doanh nghiệp đầu tư mới từ Nhật Bản chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên quy mô dự án cũng nhỏ.

Nói về nguyên nhân của tình trạng này, báo cáo kết quả khảo sát cho hay, trong 5 hạng mục rủi ro hàng đầu trong môi trường đầu tư thì năm 2015, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam tăng ở 4 hạng mục so với năm trước.

Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch, khiến Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trên 15 quốc gia về vấn đề này.

Liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Việt Nam vẫn thuộc tỷ lệ cao khi có 80% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về “lương cho nhân viên sở tại tăng”, và 65% doanh nghiệp cho biết gặp “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại”.

Theo JETRO, trong năm 2015, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam trong khối chế tạo đạt 32,1%, giảm nhẹ 1,1% điểm so với năm 2014. Tỷ lệ này chỉ cao hơn Philippines (26,2%), nhưng thấp hơn so với Trung Quốc (65%), Thái Lan (56%), Indonesia (41%).

JETRO đánh giá, dù trong năm 2015, Chính phủ đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc ban hành Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản chưa cảm nhận được nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ vì vẫn thiếu hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện như nghị định và thông tư. Bên cạnh đó, việc thực thi các chính sách ưu đãi không nhất quán giữa các địa phương trên cả nước cũng gây khó cho nhà đầu tư.

Ông Atsusuke Kawada cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí, Việt Nam cần tăng cường thu mua từ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cần có đối sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để doanh nghiệp Nhật Bản thấy được thay đổi, tăng cường đầu tư.

Vũ Hiền

Nguồn DĐDN

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus ( )
viVietnamese