BỎ LỠ CƠ HỘI NÂNG HẠNG DOANH NGHIỆP

BỎ LỠ CƠ HỘI NÂNG HẠNG DOANH NGHIỆP

BỎ LỠ CƠ HỘI NÂNG HẠNG DOANH NGHIỆP

Chuyện của 1 số DN niêm yết (DNNY) trên thị trường về việc đắn đo thực thi nới room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài cho thấy những rào cản nới room vẫn nhiều điều vướng mắc .
untitled-1-copy-copy

Trạng thái thực hiện nới room sở hữu nước ngoài của 313 công ty tại HoSE

 

Với vỏn vẹn 25 trên tổng số gần 700 DN niêm yết trên hai sàn chứng khoán, chưa kể các DN đại chúng và có niêm yết trên Upcom, có hồ sơ xin nới room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, có thể nói Nghị định 60/NQ-CP tuy được ban hành đã gần 1,5 năm qua nhưng hiệu lực lan tỏa với thị trường vẫn quá thấp.

Thống nhất nâng room rồi lại… giữ nguyên hiện trạng

Ông Johan Nyvene, TGĐ CTCP Chứng khoán TPHCM (mã CK: HSC-HoSE) cho biết ngay từ năm 2015, trước khi Nghị định 60 chính thức ban hành vào tháng 6/2016 và có hiệu lực vào tháng 9/2016, HSC đã được đại hội đồng cổ đông thống nhất thống qua việc nới room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Nhưng được cổ đông thống nhất là một chuyện, thực tế thi triển là chuyện khác, cho dù HSC thậm chí đã đi trước cả chính sách.


Cái khó của thi triển thực tế, khiến HSC phải cân nhắc lại việc nới room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, là nếu chỉ cần tăng room vượt quá 51%, theo “định nghĩa” của Luật DN 2014, HSC sẽ trở thành DN nước ngoài. Do đó, các Luật sư khuyến nghị chúng tôi cân nhắc bởi một khi trở thành DN nước ngoài, sẽ có hàng loạt thứ phải thay đổi. Ví dụ, phải đăng kí tài khoản theo quy định của DN. Rất nhiều ngân hàng VN lại không đồng ý cho DN nước ngoài mở tài khoản. Rồi các cách thức tính thuế, đóng thuế.., đều sẽ phải thay đổi. Chưa kể là một định chế tài chính, HSC đang thực thi nhiều nghiệp vụ “cho vay”, nếu là DN nước ngoài thì sẽ không được “cho vay” nữa… Lợi bất cấp hại. Do đó sau khi đã được cổ đông thống nhất thông qua nới room, HSC lại vẫn phải “vui vẻ” giữ nguyên hiện trạng”.

“13 là số DNNY có thay đổi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài sau khi có Nghị định 60.”

Câu chuyện mà ông Johan Nyvene chia sẻ khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ về những rào cản của việc áp dụng và hiện thực hóa những quy định nhằm thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Có vẻ như Nghị định 60, bên cạnh đó còn có Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 18/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCKVN, vẫn còn có một khoảng cách nhất định với các Luật khác và hiện thực, khiến các DN rất băn khoăn về “ranh giới” giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Cho dù, nói như ông Quách Ngọc Tuấn (Bộ Kế hoạch Đầu Tư) với khoảng cách “mờ” chỉ 2% cổ phần giữa room sở hữu để biến DN trong nước và DN nước ngoài vẫn khắc phục được. Ví dụ Luật Đầu tư có quy định cho phép các Luật chuyên ngành như Luật chứng khoán “làm theo quy định của mình”. Nhưng ngay cả như vậy, ông Johan Nyvene vẫn khẳng định không thể áp dụng sự “cho phép của Luật đầu tư” để “cãi” Luật chứng khoán, tiếp tục nới room cho nhà đầu tư lên 100%, bởi khi chưa được quy định rõ ràng thống nhất, DN nào cũng “rất sợ bị phân biệt đối xử như DN nước ngoài”.

Cần chất hay số lượng?

Theo thống kê của StoxPlus, sau khi Nghị định 60 ban hành, tính đến nay, ở HOSE, đã có 13 DNNY thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Các DNNY cụ thể, không bao gồm những DN đã thống nhất nhưng lại giữ nguyên hiện trạng như HSC, là: Chứng khoán SSI (lưu ý đây là DN cùng ngành HSC, nới room từ 48,4% lên 100%; Bảo hiểm BIDV (BIC, từ 44,1% lên 49%); MBB, từ 10% lên 20%; CTCP Vĩnh Hoàn (VHC, từ 32,2% lên 100%); Cơ điện lạnh REE (từ 48% lên 49%); Thực phẩm Thống Nhất (GTN, từ 36,2% lên 100%); Vinamilk (VNM, từ 49% lên 100%); Dược phẩm Domesco (DMC, từ 49% lên 100%); PAN (từ 46,2% lên 100%); KMR (từ 49% lên 100%), C47 từ 3,3% đến 3,3% (riêng C47, đang có tình trạng thay đổi “lùi” sau Nghị định, dù room cũ lên tới 49%)…

Với kết quả này, lại thấy mới chỉ có 8 DNNY là thực sự nới room lên 100% theo sự cho phép của Nghị định (với các ngành nghề kinh doanh không điều kiện), trong đó lưu ý có 2 DN ngành chăn ga gối nệm là EVE và KMR về cơ bản đều có nguồn gốc khởi điểm là DN 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Việc các DN EVE và KMR sau một giai đoạn phát triển, đại chúng, tăng room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% theo đó cũng được xem như “của Caesar trả về Caesar” – Họ thông qua nhu cầu tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trở thành DN nước ngoài gần như không phải là vấn đề to lớn.

Cũng trong nhóm 13 DN có thay đổi room sau Nghị định 60, 3 Cty là REE, BIC và LGC đã quyết định giữ nguyên mức 49%. Nói cách khác, 49% trở thành rào cản khó vượt của rất nhiều DNNY. Một số DN trong danh mục các Cty được cổ đông thông qua, như Đạm Phú Mỹ, Vinaship, Fecon, Chứng khoán BIDV, Chứng khoán HSC,…hiện đều giữ nguyên mức 49%. Nguyên nhân ngoài những vấn đề “sợ bị phân biệt đối xử” do bất cập khi tăng room sở hữu sẽ đồng nghĩa thành DN nước ngoài như Tổng giám đốc HSC cho biết, còn có nhiều “nỗi sợ” khác. Ông Nguyễn Quang Thuân, TGĐ Stox Plus chỉ tên đó là “nỗi sợ bị thâu tóm”, là “nỗi sợ bị giám sát quản trị điều hành”, là “lo ngại những vấn đề phát sinh trong kinh doanh”. Và nguyên nhân nào cũng rất quan trọng. Ví dụ ngành bán lẻ, công nghệ, dược phẩm, cơ sở hạ tầng… đều là những ngành còn vướng những quy định có thể phát sinh trong kinh doanh nếu bị “nhập” vào nhóm doanh nghiệp ngoại.

Để giải quyết những vướng mắc này, trong khi các Luật chuyên biệt chưa thể tự điều chỉnh và khắc phục được, nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều sẽ phải chờ đợi đợt điều chỉnh Luật chứng khoán tới đây. Có nghĩa sẽ phải mất thêm 2 năm nữa, khi các cơ quan quản lý đủ thời gian, dữ liệu sau rà soát, thảo luận đi đến được sửa đổi để khắc phục những xung đột khác, với các Luật khác .

Một nguyên nhân nữa, theo bà Trần Anh Đào, P. TGĐ HoSE cho biết đã khiến các DN cũng chưa mặn mà với nới room sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, là do bản thân DN cũng có nhiều giao dịch phát sinh từ khối ngoại. Dẫn số liệu cụ thể từ StoxPlus với 13 DN có thay đổi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, chỉ đạt trị giá khoảng 127 triệu USD giao dịch thực tế của khối ngoại trong chừng đó thời gian có Nghị định 60 đến hiện nay, nếu so với thanh khoản của HoSE trong 1 ngày đạt khoảng 150 triệu USD, rõ ràng cả chất lượng lẫn số lượng đều quá nhỏ.

Nhìn ra toàn thị trường, lại có nhiều DN đã thống nhất hoặc hứa hẹn nới room ở mức 51, 60 hoặc 100% nhưng kết quả cụ thể chưa thấy đâu. Đó là Nhựa Bình Minh, là Hoa Sen Group, Địa ốc Hoàng Quân, Thủ Đức House, F.I.T, SMC… Họ đã lên kế hoạch rồi lại bỏ lỡ giữa chừng những hào hứng đón việc nới room, đón vốn đầu tư nước ngoài, chỉ vì cần thời gian chờ các Luật rõ ràng và thông suốt, hoặc có thể chờ điều kiện khách quan thuận lợi hơn. Âu cũng là một sự bỏ lỡ cơ hội hướng tới trong hành trình nâng hạng DN, trước khi tính đến chuyện xa là đóng góp cho nâng hạng của thị trường.

 Lê Mỹ

nguồn DĐDN

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus ( )
viVietnamese